Review Tiểu thuyết sống mòn – Tấn bi kịch của người tri thức trong xã hội cũ

[toc]

Tác giả Nam Cao đã có rất nhiều tác phẩm hay, phản ảnh rõ nét hiện thực của xã hội cũ như Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn,… Tiểu thuyết Sống mòn là một thiên tiểu thuyết hiện thực dưới ngòi bút của nhà văn thiên tài Nam Cao. Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh lột tả rõ nét cuộc sống cơ cực của những con người bất hạnh bị cái nghèo, cái đói biến thành nô lệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về tiểu thuyết Sống mòn của tác giả Nam Cao nhé.

Giới thiệu về tác giả Nam Cao

Tên thật của tác giả Nam Cao là Trần Hữu Tri. Nam Cao sinh năm 1917 tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và mất năm 1951 tại Ninh Bình. Cả cuộc đời, ông vừa cầm bút viết văn, vừa vác súng chiến đấu bảo vệ nước nhà. Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu, đại diện cho dòng văn học hiện thực. Dưới ngòi bút của ông đã lột tả cho người đọc thấy được bản chất xấu xa của xã hội cũ và nhân tính hủ lậu của con người thời đó.

Các tác phẩm của Nam Cao tập trung chủ yếu vào hai chủ đề: người tri thức nghèo và người nông dân trong xã hội cũ. Phong cách hành văn của ông vừa chân thực vừa trữ tình, trào phúng mà không kém phần tinh tế.

Tác giả Nam đã để lại cho đời sau một khối lượng truyện ngắn cùng tiểu thuyết đồ sộ. Tên tuổi của tác giả gắn liền với những tác phẩm văn học nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa. Trong đó, không thể không nhắc đến tác phẩm Sống mòn, một thiên tiểu thuyết hiện thực ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng các độc giả.

Giới thiệu về tác phẩm Tiểu thuyết Sống mòn

Tác phẩm Sống mòn được xuất bản vào năm 1956 với tên ban đầu là Chết mòn. Tuy nhiên tiểu thuyết này đã hoàn thành vào năm 1944 và được nhà văn Tô Hoài giữ bản thảo tiểu thuyết trong suốt những năm tháng kháng chiến.

Giới thiệu về tác phẩm Tiểu thuyết Sống mòn
Giới thiệu về tác phẩm Tiểu thuyết Sống mòn

Sống mòn không phải là một tác phẩm văn chương dịu dàng lãng mạn hay trữ tình đẹp đẽ. Nó là  một tấm gương lớn đặt giữa xã hội đương thời, phản chiếu lên những mảnh đời u tối. Người đọc khi nhìn vào đó sẽ thấy được những mảnh đời u tối, bi thảm, chua xót, nhìn quanh bốn bề đều mịt mù ảm đạm, không lối thoát. 

Review Tiểu thuyết sống mòn – Tấn bi kịch của người tri thức trong xã hội cũ

Sống mòn là sống nhưng tâm hồn đã chết trong cuộc đời của chính mình

Tiểu thuyết Sống mòn không có quá nhiều nhân vật, cũng không có tình tiết cao trào hay giật gân. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc sống thường nhật của những con người sống trong cái kiếp nghèo khổ. Lâu dần bản tính tốt của người ta lại bị bào mòn trong cái đói, cái nghèo ấy. Nhân vật chính của câu chuyện này là một thầy giáo tên Thứ, anh đã từ bỏ cuộc sống ở làng quê và gia đình của mình để lên Hà Thành làm thầy giáo cho một trường tư của anh họ với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, cuộc sống hiện thực đương thời không dễ dàng vậy. Những mơ ước của Thứ đã dần tàn lụi theo cuộc sống cơ cực nơi tha phương. Có quá nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, từ chuyện tiền nhà trọ, tiền lương không đủ sống hay bị đối xử ích kỷ, hẹp hòi bởi mọi người xung quanh. Điều đó đã làm cho Thứ có cảm giác như mình đang chết dần theo từng ngày bởi cái vòng lặp luẩn quẩn, nghèo khổ oan nghiệt của cuộc đời. Chính cái nghèo, cái đói đã thay đổi con người anh và thay đổi cả đời của Thứ. Nó đã khiến cho anh và Liên, vợ của mình phải chia đôi hai ngả và làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm. Những đau khổ, uất ức của cuộc đời đều do cái nghèo, cái đói gây nên.

Sống mòn là sống nhưng tâm hồn đã chết trong cuộc đời của chính mình
Sống mòn là sống nhưng tâm hồn đã chết trong cuộc đời của chính mình

Sự thay đổi tâm hồn của những mảnh đời bị cái nghèo nhấn chìm

Sống dưới mái nhà trọ xập xệ và bẩn thỉu, Thứ biết thêm nhiều người khác cũng khổ đau và bất hạnh bởi nghèo. Như người mẹ trẻ phải lao động quần quật cả ngày để nuôi hai đứa con thơ, chen chúc trong căn nhà lá chật chội. Mà hàng ngày vẫn phải nhẫn nhục nhìn cảnh chồng quấn quýt, chung chăn gối với người vợ hai mà không thèm đoái hoài gì đến mình.

Như Oanh, một con người có học thức và gia giáo nhưng vì cái nghèo mà trở nên ích kỷ nhỏ nhen. Cô phải làm đủ mọi cách để không phải chịu đói. Thậm chí Oanh còn sợ phải đứng ra lo ma chay cho vị hôn thê đang hấp hối của mình. Không phải cô không muốn làm điều đó mà chẳng có khả năng làm.

Như những đoàn người ăn mặc rách rưới,bẩn thỉu nơi đầu đường xó chợ chờ chực sự bố thí của những kẻ giàu để có miếng ăn. Cái nghèo, cái đói bao trùm lên cuộc đời của tất cả những con người ở tầng lớp thấp. Nó khiến con người ta trở nên cục súc, cáu bẳn hơn bao giờ hết. Cái nghèo còn khiến tâm hồn, lý tưởng của một con người bị mài mòn đi trong từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm.

Sự thay đổi tâm hồn của những mảnh đời bị cái nghèo nhấn chìm
Sự thay đổi tâm hồn của những mảnh đời bị cái nghèo nhấn chìm

Mạch văn của tiểu thuyết Sống mòn không nhanh không chậm, xuyên suốt câu chuyện, người đọc dường như chỉ thấy một màu sắc u ám, ảm đạm của cuộc sống nghèo khổ quẩn quanh. Sống mòn khiến người đọc cảm nhận được một nỗi thống khổ dồn nén trong từng câu từ, như có một cái gì nghẹn lại, muốn khóc lại không thể khóc. Hãy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *