Review Tiểu thuyết Giông Tố – một tác phẩm nổi bật của nền văn học Việt Nam

[toc]

Tiểu thuyết Giông Tố – Nhắc đến Vũ Trọng Phụng, ta nghĩ ngay đến tên một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được người đời yêu mến và nể phục gọi với cái tên “ông vua phóng sự đất Bắc”. Những tác phẩm truyện ngắn hay tiểu thuyết do ông sáng tác đều tố cáo, bộc lộ đến trần trụi những hiện thực thối nát, tàn bạo của xã hội đương thời. Nếu bạn muốn được thưởng thức một vở kịch sống được dựng dưới ngòi bút sắc sảo, đậm chất phê phán của Vũ Trọng Phụng, đừng bỏ qua tác phẩm Tiểu thuyết Giông Tố để hiểu rõ hơn những suy đồi trong xã hội thực dân nửa phong kiến xưa.

Vũ Trọng Phụng – ngòi bút xuất chúng trong nền văn học hiện thực Việt Nam

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nghèo, mồ côi cha từ sớm và lớn lên ở mảnh đất Hà Nội. Ông đã sống một cuộc đời vất vả khi một mình bươn chải, viết văn nuôi mẹ và bà nội. Tuy luôn am hiểu, đào sâu về những thói ăn chơi, tệ nạn trong xã hội xưa nhưng ông lại là một người sống rất kham khổ và luôn giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt.

Tác giả đã qua đời rất sớm, ở tuổi 27 khi không thể chống chọi được với căn bệnh lao phổi nguy kịch. Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng gia tài mà Vũ Trọng Phụng để lại cho đời là cả một kho tàng sáng tác đồ sộ mang những dấu ấn rất riêng cũng như giá trị sâu sắc. Theo đuổi phong cách văn học hiện thực, những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn đậm chất trào phúng, mỉa mai; bày tỏ thái độ căm phẫn tới chế độ thực dân và phong kiến thối nát đồng thời cũng hướng tới nét giá trị nhân đạo cao cả.

Tiểu thuyết Giông Tố - tác phẩm nổi bật của nền văn học hiện thực Việt Nam
Tiểu thuyết Giông Tố – tác phẩm nổi bật của nền văn học hiện thực Việt Nam

Giới thiệu tóm tắt nội dung tác phẩm đặc sắc của Vũ Trọng Phụng – Tiểu thuyết Giông Tố

Tác phẩm có tiêu đề “Giông Tố” – một cái tên rất đúng với hiện thực của tác phẩm – xã hội thuộc địa nửa phong kiến được phản ánh, bộc lộ rõ nét, trần trụi trong cuốn tiểu thuyết là một xã hội đang chìm trong cơn giông tố, mà trong lòng mỗi con người của xã hội ấy dường như cũng đang trải qua cơn giông tố của đời mình. Tất cả đều đảo điên, đều hỗn độn, lật tẩy mọi thứ mặt nạ đắp điếm lên cái bản chất bất công, tàn bạo, đểu giả, thối nát và hết sức vô nhân đạo của xã hội chỉ coi trọng đồng tiền; nơi mà chỉ cần có tiền mà có thể chi phối tất cả – chính là xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

Tiểu thuyết Giông Tố được nhà văn Vũ Trọng Phụng viết vào năm 1936, gồm tất cả 30 chương và một đoạn kết. Tác phẩm mở màn bằng một vụ cưỡng dâm thô bạo, đáng ghê tởm có trả tiền. Cha của Thị Mịch là ông Đồ Uẩn làm Quỳnh Thôn do quá đã đâm đơn kiện tên vô lại Nghị Hách. Quan huyện là một người trẻ, lại theo nền văn hóa Tây học, có đầu óc tân tiến một lòng muốn làm sáng tỏ vụ án nhưng cuối cùng bằng tiền bạc và thế lực, Nghị Hách đã thắng kiện một cách dễ dàng. Quan huyện trẻ đã phải từ chức, vị quan huyện già vừa về đã một mực bênh vực, nịnh bợ Nghị Hách chằm chặp… Sau đó, nhờ sự thu xếp của con trai cả Nghị Hách mà Thị Mịch đành về làm vợ lẽ của lão Nghị.

Những diễn biến tiếp theo được Vũ Trọng Phụng tả vô cùng chân thực, thực đến trần trụi, xót xa. Đây chắc chắn là một tác phẩm bất cứ ai cũng nên đọc một lần để thấy được những hiện thực tàn khốc thời Pháp thuộc.

Tóm tắt tác phẩm Tiểu thuyết Giông Tố
Tóm tắt tác phẩm Tiểu thuyết Giông Tố

 

Review chung về tác phẩm Tiểu thuyết Giông Tố

Mở đầu cho những bi kịch, giông tố kéo đến

Bắt đầu từ một đêm nọ, khi xe ô tô của Nghị Hách – một tên tư sản giàu có nhất nhì ở thành thị, bỗng dưng bị hỏng giữa con đường làng qua cánh đồng heo hút, hắn đang chờ cho hai người lái xe đang cặm cụi sửa. Một mình hắn đi ung dung dọc theo con đường. Một lúc sau, hắn bỗng gặp bốn người nông dân đi gánh rạ buổi đêm. Trong bốn người đó, có một cô gái gánh rạ đi chậm ở cuối cùng tên là Thị Mịch. Bản tính dâm dê của đàn ông trỗi dậy, hắn cố tình lừa hỏi mua rạ của Thị Mịch, lệnh cho ba người còn lại đi về trước. Rồi hắn kéo một mạch cô gái ấy lên xe ô tô, trả cho cô đúng 5 đồng.  Sau cuộc cưỡng bức thô bạo đó xong xuôi, hắn đẩy Thị Mịch ra ngoài xe một cách tàn nhẫn rồi cho tài xế lái xe chạy thẳng, lao tới người đi tuần trong làng đang chặn phía trước đầu xe.

Bi kịch tiếp nối bi kịch kéo dài suốt tác phẩm

Hai sự việc trên đã khiến Nghị Hách bị dân làng kiện lên quan lớn. Trong cuộc kiện tụng ấy, quan huyện Cúc Lâm là người đứng giữa phân xử. Cúc Lâm là một vị quan ngay thẳng, sẵn sàng từ chối mọi cám dỗ nhan sắc hay tiền bạc mà Nghị Hách đã cố gắng mua chuộc để bảo vệ người dân. Tuy nhiên, Nghị Hách là một tên vô lại, hắn đã thông đồng với quan trên khiến ông phải từ chức, đành mở một văn phòng Luật sư, một cơ quan ngôn luận khác. Cuộc kiện tụng của dân làng bị thất bại hoàn toàn.

Lại nói lại chuyện Thị Mịch, cô là một cô gái quê, có người yêu sắp cưới là Long. Sau buổi đêm bị cưỡng bức kia, Thị Mịch có bầu, buộc phải trở thành vợ lẽ của tên Nghị Hách, Long vì đó mà rất đau khổ trở nên chơi bời, trác táng.

Dù đã làm lẽ Nghị Hách nhưng đôi khi Thị Mịch và Long vẫn xảy ra những tư tình vụng trộm với nhau. Nghị Hách không hề biết chuyện, thậm chí, Long còn xảy ra tình ái cả với người vợ lẽ khác của Nghị Hách. Trong khi đó, Tú Anh là mang danh nghĩa là con của Nghị Hách đã mai mối cho Long cưới Nguyệt – con gái Nghị Hách làm vợ.

Về tên Nghị Hách, hắn đã ứng cử thành công ghế Nghị trưởng – một vị trí có uy quyền to lớn, vô cùng quan trọng trong xã hội ngày trước. Một hôm, hắn nhận được tin người vợ mình bị bắt cóc. Ngay lúc này, ông già Hải Vân – một người cách mạng – cũng chính là bố đẻ của Tú Anh đã khiến cho Nghị Hách nhận ra sự thật về bi kịch của chính mình. Vợ của ông già Hải Vân đã sinh ra Long nhưng chính Long lại là con ruột của Nghị Hách. Ngược lại, ông già Hải Vân lại đem lòng thương yêu vợ Nghị Hách mà sinh ra Tú Anh – người mà trước đây Nghị Hách vẫn luôn lầm tưởng là con đẻ.Qua đây ta thấy, bi kịch gia đình của Nghị Hách thực sự quá sức tưởng tượng. Bố thì cưỡng bức, lấy vợ chưa cưới của con về làm vợ lẽ. Con trai lại thông dâm cùng với hai người vợ lẽ của bố. Hai anh em ruột lấy nhau thành vợ chồng.

Hồi kết của Tiểu thuyết Giông Tố

Khi tiểu thuyết đến hồi kết thúc, mỗi nhân vật đã có cho mình một số phận. Tên Nghị Hách thì mất hết tiền, mất cả vợ, đến ngay cả Thị Mịch – đang là vợ lẽ cũng bế con trở về quê sinh sống. Còn nhân vật Long đã chết do tự sát.

Tác phẩm cũng đã khắc họa nhiều kiểu nhân vật khác: thôn quê có, thành thị có, từ nhà quê lên thành thị cũng có, người được ăn học có, người bị bán làm vợ lẽ có, người theo cách mạng cũng có,… tuy nhiên tuyến nhân vật chính là Thị Mịch và Nghị Hách được xây dựng nổi bật nhất, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Kết luận

Tiểu thuyết Giông Tố thật sự là một tác phẩm hay mà mỗi chúng ta nên một lần thưởng thức để thấy được những sự thật tàn khốc, hiện thực thối nát của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.  Từ đó ta sẽ thêm biết ơn những người làm Cách mạng, biết ơn Bác Hồ đã hi sinh vì nền độc lập hôm nay của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *