Review Tiếng gọi nơi hoang dã – Khi cội nguồn bắt đầu cất tiếng gọi

[toc]

“Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã” là một trong những cuốn tiểu thuyết huyền thoại của nhà văn Jack London với nội dung hấp dẫn, tình tiết bất ngờ, thiên nhiên được miêu tả sinh động và mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Khi xem phim, bạn sẽ không chỉ đơn giản là có những cảm xúc vui buồn mà còn là sự đồng cảm tuyệt đối. Lúc đó, cảm xúc của bạn sẽ lên xuống theo từng nhịp của câu chuyện: an tâm với cuộc sống an nhàn của Buck, rồi sẽ lo lắng khi Buck bị bắt đi, sau đó giận dữ khi Buck bị bóc lột sức lao động, mừng vì Buck được giải thoát, đau khổ cùng Buck vì mất người chủ mà Buck yêu thương nhất và sau cùng là khâm phục khi Buck có thể trở thành một chú chó hoang mạnh mẽ.

reviews-tieng-goi-noi-hoang-gia
reviews tiếng gọi nơi hoang giã

Mô tả về nội dung Tiếng gọi nơi hoang dã

Tiểu thiết là câu chuyện kể về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của chú chó Buck trung thành. Khi chú chó Buck đang sống trong trang trại của một gia đình giàu có thì bị bắt cóc, biến thành chó kéo xe cho những người đi tìm vàng ở khu Alaska lạnh giá. Sau đó Buck phải học cách đối diện với cuộc đấu tranh sinh tồn và trở thành thủ lĩnh của đàn chó. Không gian thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Khi đi săn trở về nhà, Buck nhìn thấy cái chết thương tâm của Thoóc Tơn – người chủ nó thương yêu nhất. Đối với Buck tình yêu thương, sự trung thành dành cho Thoóc Tơn trở thành nỗi đau thống thiết, Buck trở nên hoang dã hơn bao giờ hết…

Từ đó không còn mối liên hệ nào níu Buck lại với con người, nó bị cuốn theo tiếng gọi nơi hoang dã, cuối cùng trở thành một con sói hoang.

Là một tác phẩm được đánh giá cao bạn không nên bỏ qua

Vài nét về tác giả lừng danh Jack London

Jack London sinh ra tại Mỹ năm 1876. Ông đã trải qua thời thơ ấu nghèo khó, ông bỏ học năm 14 tuổi và làm nhiều  nghề: phu khuân vác, thủy thủ, công nhân dệt…, thậm chí gia nhập đoàn người đào vàng ở Klondike.

Bắt đầu cuộc mưu sinh vất vả đã đem lại cho ông vốn sống vô cùng phong phú. Vào năm 1902, ông bắt đầu quá trình sáng tác sung sức và trở thành người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn, với hàng chục tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận tràn đầy tinh thần nhiệt thành chống lại những bất công trong xã hội, trong đó có Tình yêu cuộc sống (truyện ngắn, 1905), Nanh trắng (tiểu thuyết, 1906), Martin Eden (tiểu thuyết, 1909)…

Trong đó tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là nổi tiếng có nhiều người mua và đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Đã có rất nhiều lần chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình và anime.

giả-lừng-danh-Jack-London
Jack London – Ông là người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn

Những hình ảnh độc đáo trong tác phẩm Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã

Những tác phẩm văn học chân chính chưa bao giờ là tác phẩm rỗng tuếch về mặt tư tưởng. Có thể thấy hình ảnh Buck và thiên nhiên gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Tuy nhiên chính cái tư tưởng trong tác phẩm lại chính là điều làm nên giá trị cho tác phẩm, khiến nó sống mãi với thời gian. Dù Buck là một chú chó, nhưng cái bản năng của nó cũng chính là bản năng của một con người trước những khó khăn của cuộc đời. 

Hình ảnh chú chó Buck

Được gắn liền với những nỗi đau, là một chú chó Buck sống một cách mãnh liệt và cháy bỏng. Đối với những tác phẩm văn học khác, loài vật được xây dựng để làm nổi bật thêm những phẩm chất hiện có của con người, thì trong tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London lại dùng hình ảnh đó để miêu tả nhân vật chú chó Buck của mình với bản chất nguyên thủy nhất.

Tác giả tạo ra nhân vật chú chó Buck của Jack không được ngụ ngôn hóa hay con người hóa, nó hiện lên với đúng bản chất và những thuộc tính của riêng loài sói. Cùng vốn kiến thức sâu rộng về tự nhiên, sinh học và phân tâm học cùng đôi mắt quan sát tài tình, nhà văn người Mỹ đã đưa đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc và độc đáo trước những hiện thực khốc liệt của đời sống hoang dã. 

Hình ảnh của chú chó Buck khiến người đọc xúc động, ngập tràn cảm xúc
Hình ảnh của chú chó Buck khiến người đọc xúc động, ngập tràn cảm xúc

Thế giới động vật hoang dã

Cùng với câu chuyện tuyệt vời về Buck, Jack London cũng đã đem vào trang sách của mình một thế giới loài vật với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Đó là tiếng gầm gừ như những kẻ sắp tranh tài, những gã nai, nàng nai, bé nai…tiếp theo tới họ hàng nhà dế, những chú gà gô, chim gõ kiến, bầy sóc… đầy đủ khuôn mặt của các loài sinh vật bò trườn. 

Đi sâu vào thế giới hoang dã của nhiều loài vật đầy sắc màu ấy đã mang đến cho miền phương Bắc sự sinh động, nhộn nhịp khác thường với cuộc sống có phần tĩnh mịch, lạnh lẽo nơi đây. Có thể thấy thế giới hoang dã hiện ra gây ấn tượng mạnh mẽ, mở ra muôn hình vạn trạng kỳ thú nhưng chưa bao giờ là dễ dàng. Điều này phản ánh cái bản chất khốc liệt của sự sinh tồn, ngay nơi cái cách Buck vật lộn với cuộc sống, với dùi cui và răng cưa, giữa cái khắc nghiệt của cuộc đời đến lúc chỉ nghe được tiếng gọi nơi hoang dã, nơi vùng nguyên thủy xa xôi.

Kết luận:

Tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” là tiếng gọi về miền nguyên thủy trong hành trình của con chó Buck, đây cũng là tiếng gọi đưa những người đọc về một miền đất mới, đưa đến người đọc một sự tự nhận thức về thiên nhiên và con người. Chú chó Buck đã trở về với cái bản năng, nó đã đem theo sự ám ảnh trong lòng mình nói riêng và cả nhiều độc giả khác của Jack London nói chung. Ở nơi vùng đất xa xôi, xa cả nền ánh sáng của văn minh nhân loại, hãy tin rằng Buck rồi sẽ hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *